Bài 10 – Tạo Bảng HTML

Trang chủ » Bài 10 – Tạo Bảng HTML

Bài 10: Bảng – Table

Table (Bảng) được sử dụng khi bạn cần trình bày bảng dữ liệu, loại thông tin được sắp xếp theo các cột dọc và hàng ngang.

Tạo bảng có khó không?

Tạo các bảng trong HTML thoạt đầu trong có vẻ phức tạp nhưng nếu bạn tiếp tục bình tĩnh và xem từng bước tiếp theo, nó thật sự rất logic cũng giống như mọi thứ khác trong HTML.

Ví dụ 1:

<table border="1">
<tbody>
<tr>
  <td>Cell 1</td>
  <td>Cell 2</td>
</tr>
<tr>
  <td>Cell 3</td>
  <td>Cell 4</td>
</tr>
</tbody>
</table>

Đây là kết quả xem trên trình duyệt:

Sự khác nhau giữa <tr><td>?

Như bạn đã xem ở trên, đây có lẽ là ví dụ phức tạp nhất trong các bài học về HTML vừa qua, chúng ta hãy cùng xem xét từng thẻ khác nhau trong ví dụ trên.

Có 3 phần tử trong cấu trúc bảng:

  • Thẻ mở <table> và thẻ đóng </table> bắt đầu và kết thúc tạo bảng, rất logic.
  • <tr> là viết tắt của “table row” là bắt đầu và kết thúc tạo ra 1 hàng ngang. rất logic.
  • <td> là viết tắt của “table data”. Thẻ này bắt đầu và kết thúc để ra một ô (cell) trong hàng. Tất cả đều đơn giản và hợp lý.

Đây là cách giải thích ở ví dụ 1: Một bảng sẽ bắt đầu bằng thẻ mở <table>, sau đó là thẻ mở <tr>, để xác định một hàng được thêm vào. Có 2 ô trong hàng này, vì vậy ta có: <td>Cell 1</td> and <td>Cell 2</td>. Tiếp theo là thẻ đóng hàng thứ nhất </tr> và một hàng mới được thêm vào bằng thẻ mở <tr> và tiếp theo sẽ tương tự như hàng thứ nhất, hàng thứ hai cũng có 2 ô. Sau cùng bảng sẽ được đóng bằng thẻ </table>.

Bạn phải phân biệt rõ ở đây: hàng (rows) là các đường ngang của các ô (cellls) và cột là đường dọc của các ô.

Có thuộc tính nào cho bảng không?

Dĩ nhiên có khá nhiều thuộc tính dành cho bảng, ví dụ như border – dùng để tạo độ dày các đường biên xung quanh bảng.

Example 3:

<table border="1">
<tbody>
<tr>
<td>Cell 1</td>
<td>Cell 2</td>
</tr>
<tr>
<td>Cell 3</td>
<td>Cell 4</td>
</tr>
</tbody>
</table>

Độ dày của đường biên được xác định bởi thuộc tính border
Cũng giống thẻ hình ảnh img, bạn cũng có thể xác định chiều ngang của table bằng pixels hoặc phần trăm

Ví dụ 4:

<table border="1" width="90%">
<tbody>
<tr>
<td>Cell 1</td>
<td>Cell 2</td>
</tr>
<tr>
<td>Cell 3</td>
<td>Cell 4</td>
</tr>
</tbody>
</table>

Như ví dụ trên table sẽ có chiều ngang bằng 90% chiều ngang màn hình.

Thêm các thuộc tính khác?

Có rất nhiều thuộc tính khác, đây là hai thuộc tính kể thêm:

  • align: dùng để xác định lề so hàng theo chiều ngang của nội dung bên trong ô. Ví dụ như trái – left, giữa – center hay phải – right.
  • valign: dùng để xác định lề so hàng theo chiều đứng của nội dung bên trong ô. Ví dụ như, trên – top, giữa  -middle hay đáy – bottom.

Lưu ý: Các thuộc tính của table ngày nay đều được khuyến nghị không sử dụng, thay vào đó, bạn có thể định dạng Table bằng các thuộc tính CSS. Bạn nên tìm hiểu thêm khi học CSS nâng cao.

Có thể chèn những gì vào các table cell?

Theo lý thuyết, bạn có thể chèn bất cứ thứ gì vào trong bảng như chữ, liên kết và hình ảnh … nhưng vì table có công dụng để trình bày bảng dữ liệu (dữ liệu trình bày theo hàng và cột), vì vậy hãy đặt tất cả mọi thứ vào trong bảng khi bạn muốn sắp xếp chúng theo thứ tự ngang và dọc.

Trong quá khứ vài năm trước đây, table đã được dùng như là một công cụ để dàn trang  Web. Nhưng nếu bạn thật sự muốn trang web mình có một layout chính xác, và chi tiết như ý muốn, bạn nên áp dụng dàn trang bằng cách kết hợp CSS. Bạn có thể xem các hướng dẫn ở các bài học CSS sau này. Còn bây giờ, hãy thực tập thật nhiều với những gì đã học.

Bài tiếp theo

Facebook Comments
2020-09-20T06:44:20+00:00Tháng Mười Một 9, 2014|Categories: HTML|Tags: , , , |

Tác giả:

Xin chào, đây là Blog của Chung - chuyên trang tìm hiểu về ngành thiết kế web nói chung và các ngành thiết kế đồ họa liên quan. I'm a Freelance Web/Graphic Designer - Lecturer at University of Fine Arts, Hong Bang International University, Văn Lang University, Saigon University, Hong Bang International University, Nguyen Tat Thanh University.
Go to Top