Ở phần hướng dẫn này, chúng ta sẽ bắt đầu là quen với không gian làm việc trong CorelDraw và tạo bản vẽ đầu tiên. Một tập tin coreldraw sẽ có phần mở rộng là .cdr . Ví dụ: banve.cdr

Tạo tập tin CorelDraw

Để tạo ra một tập tin mới, bạn hãy chọn menu File > New (hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + N)
new

Một hộp thoại sẽ xuất hiện để bạn thiết lập các thông số cho bản vẽ mới như sau:

new-setup

Các bạn sẽ thiết lập tuần tự như sau:

  • Name: tên tập tin – bạn có thể đặt tên bất kỳ tùy thích, tuy nhiên tôi khuyên bạn nên tránh dùng dấu tiếng Việt ở các tên file.
  • Preset destination: Thiết lập có sẵn  – Nếu bạn chọn một trong những thiết lập có sẵn này, coreldraw sẽ tự động chọn các thông số theo từng thể loại xác định như Default CMYK thường dùng cho các bản vẽ thiết kế in ấn, Web dành cho các bản layout thiết kế web hay Default RGB thường dùng cho các bản vẽ banner, giao diện trình diễn trên màn hình … Bạn có thể bỏ qua hoặc chọn Custom để thiết lập bản vẽ theo mục đích riêng của mình.
    preset
  • size: Bạn sẽ tìm thấy phần lớn kích thước các cỡ giấy thông dụng hoặc kích cỡ các banner cho web được định sẵn ở đây. Nếu không tìm thấy loại kích thước mình muốn, bạn có thể bỏ qua và tiến hành nhập kích thước ngang và đứng cho bản vẽ mình muốn.
  • width và height : chiều ngang và chiều đứng của bản vẽ, bạn cũng có thể tráo kích thước ngang và đứng lẫn nhau bằng icon direction để đảo chiều bản vẽ.
  • Number of page: Số trang bản vẽ, bạn có thể định số trang theo ý muốn ở đây, hoặc thêm, bớt sau trong lúc vẽ sau này bằng cách sử dụng thanh quản lý trang ở góc phải bên dưới bản vẽ như hình minh họa bên dưới.
    page-direction
  • Primary Color: Hệ màu chính – Tùy theo tính chất công việc, bạn nên chọn hệ màu đúng cách.
    CMYK: Dùng cho các bản vẽ in ấn …
    RGB: Dùng cho các bản vẽ web, banner web, giao diện màn hình,, mốt số máy in kỹ thuật số ..
  • Rendering solution: Độ phân giải – Độ phân giải quyết định chất lượng bản vẽ khi in ra. Với các bản vẽ web, banner web, giao diện màn hình … bạn chỉ cần chọn 72 dpi là đủ, đối với các bản vẽ để in ấn, độ phân giải tiêu chuẩn là 300 dpi, tuy nhiên còn tùy theo kích thước thật của bản vẽ
  • Preview mode: chế độ xem – bạn có thể để mặc định ở chế độ enhance view (nâng cao) để có hình ảnh mượt mà hoặc xem ở chế độ wireframe để kiểm tra các đường nét hoặc để giảm tải khi xem các bản vẽ lớn và phức tạp.

Ở bài hướng dẫn này, bạn có thể chọn khổ giấy A4, hệ màu CMYK, độ phân giải 300 và chế độ xem Enhance, bấm vào OK để hoàn tất.

Thiết lập công cụ hỗ trợ vẽ

Thuộc tính trang

Sau khi thiết lập cơ bản hoàn tất, bạn chắc chắn đã có một trang giấy vẽ để sẵn sàng tiếp tục bài hướng dẫn. Hãy chú ý thanh thuộc tính (property bar) ở trên gần menu để đảm bảo bạn có một trang giấy đúng cách. Bạn có thể thay đổi thuộc tính trang nếu cần thiết tại đây.

setup-option

Bạn sẽ chú ý có một vài biểu tượng mục khá mới trên thanh thuộc tính

  • allpage-applied  Hai biểu tượng này được kích hoạt tùy theo bạn muốn các thay đổi sẽ áp dụng cho tất cả các trang hoặc duy chỉ cho trang hiện hành, nó không cần thiết trong trường hợp bạn có 1 trang duy nhất như trong bài hướng dẫn này.
  • Nudge distance : Đây là khoảng cách được thiết lập cho mỗi lần di chuyển vật thể bằng 4 phím mũi tên trên bàn phím
  • Duplicate Distance: Đây là khoảng cách giữa hai vật thể được thiết lập cho mỗi lần nhân bản bằng lệnh trên menu Edit > Duplicate (hay dùng tổ hợp phím Ctrl+D)

Thiết lập Ruler, Grid, Guildelines

Trong không gian làm việc, CorelDraw hỗ trợ người dùng trong các thao tác vẽ. Các chức năng Snap (bắt dính) vào hệ thống lưới (grid), thước (ruler), đường gióng (guide lines) và các vật thể với nhau giúp tiết kiệm thời gian trong các thao tác sắp xếp, so hàng, đo lường các vật thể.

Để kích hoạt chức năng snap bạn có thể thực hiện bằng các cách như sau:

Bật /Tắt Snap từ menu View > Snap to > chọn loại snap

snap-menu

 

Hoặc có thể kích hoạt nhanh snap từ thanh toolbar

snap-to-menu

 

Có tất cả các loại snap sau đây:

  • Snap to Pixel: Chức năng này chỉ có thể kích hoạt nếu bạn chọn chế độ View > Pixel, hữu ích trong công việc tạo mẫu web (Pixel là đơn vị đo lường màn hình, mỗi pixel tương đường với 1 điểm ảnh)
  • Snap to Document Grid: Chế độ bắt dính và lưới của tài liệu. Khi kích hoạt các vật thể sẽ bắt dính vào hệ thống lưới trên toàn bản vẽ.
  • Snap to Baseline Grid: Chế độ bắt dính vào lưới các đường kẻ trên trang. (giống như đường kẻ ô trên vở học sinh)
  • Snap to Guidelines: Chế độ bắt dính vào các đường gióng. Guideline có thể sử dụng bằng cách di chuyển chuột lên trên thước, Drag chuột  để kéo các guidelines vào trang giấy. Đường guidelines giúp cho người dùng so hàng các vật thể, mặc dù chúng ta có thể tương tác với dường guidelines như một vật thể thực thụ, như chọn để di chuyển, xoay, xóa bằng nút Delete … tuy nhiên chúng chỉ xuất hiện trên màn hình và không hiển thị khi in ra trên giấy.
  • Snap to Objects: Chế độ bắt dính các vật thể với nhau. Khi kích hoạt các vật thể sẽ bắt dính vào nhau ở các đường biên.
  • Snap to Page: Chế độ bắt dính vào đường biên trang, trợ giúp so hàng các vật thể bắt dính vào các đường biên trang trên bản vẽ.

Chúng ta có thể thiết lập chính xác các thông số Snap (bắt dính), hệ thống lưới (grid), thước (ruler), đường gióng (guide lines) ở menu View > Setup hoặc Tool > Options > Document . Các bảng thiết lập sẽ được tìm hiểu thêm ở các bài hướng dẫn nâng cao, còn bây giờ chúng ta sẽ xem tiếp CorelDraw còn hỗ trợ người dùng những gì.

Bài 3: Công cụ chọn – Pick tool cơ bản

Facebook Comments